SEOLLAL - TẾT HÀN QUỐC

Khi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ gỡ xuống cũng là lúc lòng ta chạnh buồn nghĩ tới quê hương, nghĩ đến cái Tết nơi quê nhà với bao những kỷ niệm. Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón tết cổ truyền vào ngày 1/1 Âm lịch hằng năm. Có lẽ vì những không khí náo nhiệt, đông vui của ngày Tết ở Hàn Quốc đã phần nào an ủi những nỗi nhớ của những người con xa quê, xa gia đình.

Vậy để tìm hiểu rõ hơn về cách người Hàn đón Tết như thế nào, thì hãy cùng duhockorea.net tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé?

I. Ý NGHĨA CỦA NGÀY SEOLLAL – TẾT HÀN QUỐC:

Seollal là một trong hai ngày Tết lớn nhất ở Hàn Quốc (cùng với Tết Trung thu). Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết Nguyên đán cổ truyền vào ngày 1 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. 

  • “Seol (설)” xuất phát từ “낯설”, có nghĩa là “khác lạ”. Seollal (설날) theo nghĩa là “sự lạ lẫm trong năm mới” hay là “ngày lạ lẫm”. Nói cách khác, Seollal còn là một quá trình chuyển mình từ năm cũ sang năm mớ. Nó vẫn còn nhiều dư âm của cái cũ trộn lẫn với cái mới nên mang lại cảm cảm giác lạ lẫm.
  • Seollal đối với người Hàn, không chỉ là một sự khởi đầu mới đầy hứa hẹn mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể cùng quay trở về nhà, để cùng đoàn tụ và thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên của mình.
  • Vì là ngày Tết truyền thống của Hàn Quốc, vậy nên các hoạt động trong ngày này cũng mang đậm những nét truyền thống, như một sự bảo tồn và giữ gìn những nét văn hóa đẹp đẽ của quê hương mình. 

II. NHỮNG PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỦA NGƯỜI HÀN:

Cách chào hỏi, tặng quà hay những nghi lễ đầu tiên trong ngày khởi đầu của năm mới là những điều cần thiết trong Seollal - ngày Tết truyền thống ở xứ sở kim chi:

  • Lời chào năm mới: Thông thường, khi người Hàn Quốc nói chúc mừng năm mới, câu nói sẽ mang ý nghĩa “chúc bạn nhận được nhiều may mắn và hạnh phúc trong năm mới”. 

1Chuẩn bị cho ngày Seollal:

Tết Seollal là một trong hai ngày lễ quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Tương tự như ở Việt Nam, có rất nhiều thứ để chuẩn bị cho ngày này:

- Chuẩn bị đồ ăn, đồ cúng:

  • Từ rau, thịt đến trái cây đều phải được chọn lựa kỹ càng và tươi ngon. Việc phải chế biến, bày biện đến hơn 20 món ăn khác nhau để thờ cúng cũng mất rất nhiều thời gian, thường là 1 đến 2 ngày để chuẩn bị.
  • Vậy nên những ngày cận Tết ở siêu thị, chợ Hàn Quốc sẽ không khác gì một cuộc chiến giữa các bà nội trợ cả. 
  • Nếu các bạn cần đi chợ ngày này hãy tránh những khung giờ cao điểm như sáng sớm hay tan tầm để đỡ phải chen lấn, chờ đợi lâu nhé!

Mua vé tàu, vé xe:

  • Nếu có dự định đi chơi xa ngày Tết thì các bạn hãy đặt mua vé càng sớm càng tốt nhé. Hầu hết người dân Hàn Quốc từ các thành phố lớn sẽ rời thành phố để về quê ăn Tết nên những thành phố Seoul, Busan, Daegu,…lại là điểm đến thú vị cho các du học sinh trong thời gian này.

Những món quà Tết truyền thống:

  • Ngoài những món quà phổ biến như tiền mặt, thẻ quà tặng, nhân sâm, mật ong, bánh truyền thống, trái cây… thì có một số món quà độc đáo mà rất đỗi quen thuộc với người dân Hàn Quốc khiến chúng ta ngạc nhiên như thịt hộp, thịt bò tươi, cá khô, cá ngừ hay xà phòng, kem đánh răng…

2. Trang phục truyền thống:

Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là một trong những giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia này. Cũng giống như áo dài của Việt Nam, Kimino của Nhật Bản thì Hàn Quốc có Hanbok

3. Những nghi lễ truyền thống:

Tết cổ truyền Hàn Quốc cũng có những phong tục riêng, thể hiện được văn hóa tín ngưỡng của mình. Trong đó, những hoạt động truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết như:

- Mâm cúng ngày Tết Hàn Quốc:

  • Mâm cúng là một trong những truyền thống rất quan trọng của Tết Hàn Quốc.
  • Mâm cỗ vào ngày đầu năm mới thường có khoảng 20 món ăn khác nhau rất cầu kỳ và mang những ý nghĩa riêng. người Hàn tin rằng đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên.
  • Những món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết là bánh tteok, bánh xèo, sườn om, miến trộn, các loại hoa quả như hồng khô, táo lê… Đặc biệt, tất cả các món sẽ được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và đặt dưới bài vị tổ tiên.

Món ăn ngày Tết Hàn Quốc

  • Bên cạnh những nghi lễ đặc sắc, ẩm thực truyền thống Hàn Quốc trong dịp Seollal cũng không kém phần phong phú. Dù mâm cúng khá cầu kỳ nhưng món ăn không thể thiếu trong dịp này chính là tteokguk (떡국). Tteokguk là canh bánh gạo truyền thống được nấu từ bánh gạo, thịt bò, trứng và rau. Mặc dù nguyên liệu và cách nấu vô cùng đơn giản nhưng món ăn này lại mang một ý nghĩa đặc biệt.
  • Người Hàn Quốc tin rằng ăn “tteokguk” trong ngày đầu năm mới tượng trưng cho việc thêm 1 tuổi. Đồng thời cũng là để cầu mong mạnh khỏe và sống lâu. Do đó họ có thể hỏi tuổi của nhau một cách vui vẻ bằng câu: “Bạn ăn tteokguk mấy lần rồi?”. Tương tự như câu nói “Được bao nhiêu nồi bánh chưng rồi?” trong tiếng Việt.
  • Nhiều gia đình cũng chọn thưởng thức món Manduguk (만둣국) trong ngày Tết. Một món ăn không kém phần phổ biến trong dịp Tết là bánh gạo (떡). Người Hàn Quốc thường ăn bánh Tteok trong ngày cưới, tiệc tùng và lễ hội.
  • Trong dịp Tết, nhiều gia đình Hàn Quốc quây quần thưởng thức rượu gạo, trà omija (오미자), bulgogi (불고기), bánh tráng kếp đậu xanh, trà quế (수정과),…

- Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên:

Ngày đầu tiên trong dịp Tết của người Hàn Quốc sẽ bắt đầu bằng nghi lễ tưởng niệm tổ tiên. Các gia đình sẽ bày biện những mâm cỗ đầy đủ trước bàn thờ tổ tiên. Sau đó, tất cả các thành viên trong nhà sẽ cúi lạy trước bàn nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện cho gia đình sự bình yên, hạnh phúc.

- Sebae (세배) – Nghi thức cúi lạy chào năm mới:

Sebae có thể được xem là một nghi lễ quan trọng nhất và cũng rất độc đáo trong văn hóa người Hàn. Sebae theo tiếng Việt có nghĩa là “tuế bái”. Theo đó, những người nhỏ tuổi trong nhà sẽ mặc trang phục truyền thống là Hanbok và hành lễ cúi lạy với người lớn để thể hiện sự thành kính, chúc phúc năm mới. Sau đó, người lớn sẽ đáp lại bằng những lời chúc năm mới kèm theo phong bao lì xì phát lộc.

Bokjori hay còn gọi là “xẻng lộc”, được các gia đình người Hàn sử dụng để trang trí trong dịp Tết. Bokjori được làm bằng rơm và treo ở trước cổng nhà. Người Hàn quan niệm rằng sở hữu “xẻng lộc” vào ngày mùng 1 càng sớm sẽ càng nhận được thêm nhiều tài lộc.

III. CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT:

  1. Yutnori (chơi tung gậy):
  • Yutnori là một trong nhữngtrò được chơi phổ biến vào những ngày tết ở đất Hàn, thu hút được sự tham gia của nhiều người. Trò chơi Yutnori bao gồm bàn chơi, quân chơi và 4 gậy yut. Để chơi được trò này bạn phải nắm rõ luật chơi của nó.
  • Yutnori này có thể chơi 2 người hoặc chơi theo 2 đội. Lấy gậy làm xúc xắc mỗi đội ném 4 gậy yut để quyết định ai là người đi trước. Tung được 1 gậy mặt ngửa 두 gọi là ‘To’ thì được đi thêm 1 bước, tung được 2 gậy mặt ngửa 개 gọi là ‘Kae’ được đi 2 bước, tung được 3 cây mặt ngửa 걸gọi là ‘Keol’ thì được đi 3 bước, tung được cả 4 gậy mặt ngửa 윷gọi là ‘Yut’ được đi 4 bước. Nếu không có cây nào ngửa 모 thì gọi là ‘Mo’ được đi 5 bước. Quân của đội nào chạm đến đich trước sẽ là đội chiến thắng.
  • Trò chơi này theo như được biết thì nó đã có lịch sử từ lâu đời. Lúc tung lên những đường đi của gậy Yut được người xưa ví như đường di chuyển của mặt trời, hiểu theo nghĩa khác là cầu mong cho năm mới sung túc nhiều may mắn. Chính vì thế mà trò này được chơi vào ngày mùng 1 tết.

  1. Jegichagi (đá cầu):
  • Ở Việt Nam trò này được gọi là đá cầu, nhưng ở Hàn Quốc được gọi là Jegichagi. Jegi được làm từ những đồng xu nhỏ được bọc bởi giấy hoặc vải.  Ở Hàn Quốc Jegichagi không chỉ được xem là một trò chơi dân gian mà còn được xem là một môn thể thao.
  • Cách chơi thì cũng giống như ở Việt Nam. Có thể chơi một mình hoặc chơi theo từng đội, nhóm. Tâng jegi đến khi nó rơi xuống thì thua, còn ai tâng được nhiều hơn sẽ thắng. Tùy vào những khu vực mà cũng có những luật chơi khác nhau.
  1. Neolttwigi (bập bênh):
  • Trò chơi này tiếng Việt gọi nôn na là trò bập bênh. Trò này là trò chơi truyền thống của Hàn Quốc thường là cái em gái, hay phụ nữ chơi với nhau. Người chơi đứng sẽ ở hai đầu tấm ván và nhảy nhằm tạo điều kiện cho người đối diện bay cao hơn.
  1. Yonnalriki (thả diều):
  • Thả diều ở Hàn Quốc cũng là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời. Ở Hàn Quốc thả diều mang ý nghĩa như xua tan điềm xui và cầu mong hạnh phúc an yên. Không những thế họ còn muốn giải trí vào ngày tết và duy trì nét văn hóa truyền thống.
  • Diều ở Hàn Quốc khá đa dạng, nhiều hình thù và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Song những chiếc diều của Hàn Quốc có cấu trúc dễ làm hơn diều của Việt Nam.

IV. Tết ở Hàn Quốc có gì khác và giống so với ở Việt Nam:

Giống nhau:

  • Điều giống nhau nhất đây là dịp đoàn viên, mọi người sẽ hướng sự tập trung của mình về việc đoàn tụ với gia đình. Người Việt và Hàn đều dùng bữa tối sum họp bên nhau vào đêm giao thừa. Đây là một trong những bữa ăn quan trọng nhất của năm. Và đều ghé thăm gia đình người thân hoặc đi viếng mộ trước và sau Tết.
  • Điểm giống thứ hai là truyền thống lì xì - mừng tuổi năm mới.Người lớn tuổi tặng tiền trong phong bao đỏ cho lớp trẻ, với ý nghĩa chúc phúc. Tại Việt Nam, người dân dùng phong bao đỏ bằng giấy, còn người Hàn sử dụng túi lụa.
  • Cả hai nước đều tính tuổi dựa theo 12 con giáp. Ví dụ năm nay là Nhâm Dần, những người sinh vào năm 2022 sẽ mang tuổi Dần (hổ).

Khác nhau:

  • Đầu tiên là thời gianngười dân được nghỉ lễ trong dịp Tết. Với người Việt Nam, kỳ nghỉ lễ có thể kéo dài từ 7 đến 9 ngày, gồm cả nghỉ trước và sau Tết. Còn người Hàn Quốc chỉ nghỉ duy nhất 3 ngày, Tết truyền thống kéo dài từ ngày cuối cùng của năm cũ cho tới hết ngày mùng 2 Tết, có nhiều người vẫn đi làm tăng ca vào những ngày này. 
  • Điểm khác nhau thứ hai là màu sắc: người Việt Nam chuộng màu đỏ và vàng còn người Hàn Quốc thường không có màu sắc chủ đạo.

=>  Mỗi một quốc gia sẽ có những nét phong tục riêng, văn hóa lễ nghi riêng, sẽ có những đất nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên đâu đó trên quê hương họ vẫn có những phong tục tập quán riêng mang đậm bản sắc dân tộc, Hàn Quốc cũng không ngoại lệ.

Để được tư vấn miễn phí về du học HÀN QUỐC vui lòng liên hệ:

DU HỌC KNET SÀI GÒN - DUHOCKOREA.NET

Trụ sở TP.HCM : Số 1, Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình

Trung tâm đào tạo (TP.HCM): Số 6, Phan Đình Giót, Phường 2, Quận Tân Bình

Văn phòng Cần Thơ: Số 40 đường B30 KDC 91B, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều

TƯ VẤN KHU VỰC MIỀN NAM - TP. HCM

Đan Mi: 0914 474 648 (Zalo)

Vi Vi: 0362 892 032 (Zalo)

Thanh Việt: 0346 515 751 (Zalo)

Linh Hương: 0374 286 091 (Zalo)

Trinh Nguyễn: 0901 036 274 (Zalo)

TƯ VẤN KHU VỰC MIỀN TÂY - CẦN THƠ

Chánh Tín: 0948 237 249 (Zalo)

Chánh Quy: 0946 237 249 (Zalo)

 

 

< Trở lại