SO SÁNH CHI PHÍ SINH HOẠT TẠI SEOUL VÀ BUSAN HÀN QUỐC

Du học Hàn Quốc gần đây đã thu hút đông đảo khá nhiều sinh viên Việt Nam nhờ chất lượng giáo dục đỉnh cao, môi trường sống nhộn nhịp cũng như cơ hội việc làm và định cư sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc lại trở thành một trong những rào cản lớn đối với sinh viên Việt, bởi Hàn Quốc có mức chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ so với ở Việt Nam.

Thành phố Seoul và Busan là một trong hai thành phố có mức chi phí sinh hoạt cao nhất tại Hàn Quốc và cũng là nơi được rất đông đảo du học sinh chọn làm nơi chấp cánh ước mơ khi đặt chân tới đây. Hãy cùng duhockorea.net tìm hiểu hiểu rõ hơn về mức sinh hoạt thành phố như thế nào nhé?

I. CHI PHÍ SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ SEOUL – HÀN QUỐC:

Seoul là thủ đô của Hàn Quốc, là trung tâm kinh tế - văn hóa -  chính trị quốc gia của “xứ kim chi”. Và là nơi hội tụ nhiều trường đại học nổi tiếng với chất lượng giáo dục hàng đầu. Chính vì vậy nên chi phí học tập, sinh hoạt ở đây khá đắt đỏ.

  1. Chi phí nhà ở:

Bạn có thể chọn lựa nhiều loại hình nhà ở khác nhau như ký túc xá hay thuê phòng trọ riêng:

  • Ở KTX:

+ Mỗi phòng ký túc tại Hàn thường sẽ có 2-4 người ở, trang bị đầy đủ các thiết bị tiện nghi cho nhu cầu sinh hoạt. Mỗi trường sẽ có mức phí ký túc khác nhau. Trung bình, tiền thuê rơi vào khoảng 180.000 – 350.000KRW/ tháng (tương đương khoảng 3 – 6.5 triệu đồng). Do giá cả phải chăng và cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi nên khá nhiều bạn du học sinh chọn ở ký túc để tiết kiệm chi phí du học.

+ Thông thường, khi mới sang, khoảng 6 tháng đầu các bạn du học sinh không cần phải lo đóng tiền ký túc, do khoản này bạn đã đóng ở Việt Nam. Vì thế, trong vòng 6 tháng, bạn không cần phải lo về tiền nhà. Nhưng sau 6 tháng, bạn phải tiếp tục suy nghĩ xem có ở ký túc hay chuyển ra ngoài thuê nhà.

  • Phòng Gosiwon:

+ Đây là loại phòng trọ cá nhân rẻ nhất, có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 6-8m2, dành cho một người. Trong phòng cũng được trang bị đầy đủ giường, bàn và tủ. Khu nấu ăn và khu vệ sinh sử dụng chung cho toàn dãy phòng.

+ Phí thuê Gosiwon dao động khoảng 180.000 won/tháng. Phí này đã bao gồm cả các khoản sinh hoạt phí như điện, nước, gas…Loại phòng này phù hợp với những bạn mới sang, muốn ở trọ một mình và vẫn muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Hàn Quốc.

  •  Thuê nhà dân ( homestay):

+ Nhà dân cũng là hình thức được nhiều du học sinh chọn lựa. Việc sống và sinh hoạt cùng với người Hàn sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm thực tế văn hóa và lối sống của người dân “xứ kim chi”.

+ Giá thuê nhà dân tại thủ đô Seoul dao động trong khoảng 200.000 won – 500.000 won/ tháng. Tuy nhiên, khi thuê nhà theo hình thức này, bạn sẽ cần phải đặt cọc một số tiền khá lớn, khoảng 2-5 triệu won.

  1. Tiền điện, nước:
  • Tiền nước khoảng 10,000 won/người/tháng,
  • Tiền điện (nếu ko xài nhiều) khoảng 15,000 won/tháng/người
  • Tiền gas: Mùa hè:khoảng 20,000 won/ tháng người nhưng mùa đông có khi lên đến 70,000 ~100,000 won/ người/ tháng.
  • Tiền internet: Thường được chủ nhà miễn phí
  • Tiền gas sẽ khác nhau cho từng mùa, vì gas dùng để bật máy sưởi dưới sàn nên mùa đông sẽ trả nhiều tiền hơn mùa hè. Cách thức tiết kiệm nhất là xài quạt, và mùa đông thì mua một cái chăn điện nhỏ hoặc máy sưởi nhỏ.
  1. Chi phí đi lại:

Bạn có thể sử dụng tàu điện hay và xe buýt để di chuyển với những địa điểm xa, còn lại chủ yếu là đi bộ.

  • Những bạn ở xa trường thì xe bus là chọn lựa tốt nhất, vừa rẻ vừa có thể ngắm cảnh trên đường tới trường. Giá vé: 1.050 won/lượt (sử dụng thẻ T-money) và 1.150 won/lượt (nếu mua bằng tiền xu, ko mua được vé xe bus bằng tiền giấy).
  • Với hành trình di chuyển xa, bạn có thể chọn lựa tàu điện ngầm. Giá vé: 1.250 won/người lớn/chặng (sử dụng thẻ T-money), nếu mua vé lẻ là 1.350 won/người lớn/chặng.
  • Vé tháng tàu điện ngầm: 55.000 won( Khoảng 1,1 triệu đồng) với 60 lượt di chuyển trong 1 tháng. Tuy nhiên không được hưởng miễn phí từ tàu điện sang xe bus. Vì vậy nếu bạn cần đi cả tàu điện và xe bus thì không nên mua vé tháng này.
  • Lưu ý: Để tiết kiệm chi phí, điều đầu tiên khi đến Seoul là mua cho mình một thẻ T-money để đi lại thuận tiện hơn nhé! Bạn có thể mua thẻ tại các trạm thông tin tàu điện ngầm, thường được đặt ngay trước lối ra/ vào cửa của tàu điện. Thậm chí bạn có thể sử dụng thẻ T-money để đi xe bus, mua hàng tại cửa hàng tiện lợi hay trả tiền điện thoại.

Tổng chi phí sinh hoạt tại Seoul dành cho việc di chuyển khoảng 55.000 won- 70.000 won ( tương đương khoảng 1.1 triệu – 1.4 triệu).

  1. Chi phí ăn uống:
  • Trung bình, chi phí ăn uống tại Seoul Hàn Quốc sẽ rơi vào khoảng 180.000 – 300.000 won. Chi phí trung bình cho một bữa ăn dao động trong khoảng 3.500 – 6000 won.
  • Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn hình thức đi chợ mua đồ và tự nấu ăn. Có ba khu chợ lớn mà du học sinh Hàn Quốc nên biết tại khu vực Seoul là chợ Jegi-dong và chợ Kyungdong và chợ Majang. Ngoài ra thì còn có chợ Noryangjin chuyên về hải sản.
  • Bên cạnh đó còn có một loại hình siêu thị được rất nhiều bạn trẻ, nhất là du học sinh Hàn Quốc yêu thích là cửa hàng tiện lợi. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ mình cần, từ những vật dụng cá nhân hàng ngày như móc áo, kem đánh răng cho đến đồ ăn nhanh, đồ hộp hay kem đánh răng…tại các cửa hàng tiện lợi này. Đặc biệt là giá sản phẩm rất rẻ, là chọn lựa hoàn hảo với những bạn du học sinh muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc.

  1. Chi phí liên lạc:

Hàn Quốc có 3 nhà mạng chính là: SKT, LG, KT. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn đăng ký sim trả trước hoặc trả sau.

  • Với thuê bao trả trước: Thẻ nạp khoảng 10.000 won/1 tháng để duy trì tình trạng hoạt động của thuê bao. Với thuê bao trả sau (tùy nhà cung cấp và gói thuê bao): Ví dụ với SK, gói cơ bản 12.000 won/1 tháng.
  • Nếu bạn mới sang Hàn hoặc chưa dùng điện thoại có thể sử dụng điện thoại công cộng. Bạn có thể sử dụng dịch vụ công cộng này rất dễ dàng bởi người Hàn bố trí các bốt điện thoại tại rất nhiều vị trí công cộng như: sân bay, bến xe bus, ga tàu điện ngầm…
  1. Chi phí bảo hiểm:

Ngoài những chi phí về học phí, ăn uống. nhà ở đi lại ra thì du học sinh sẽ phải mất thêm chi phí cho bảo hiểm y tế khoảng từ 180USD đến 200USD/ năm tức 3,8 triệu đến 4,5 triệu VNĐ/ năm.

* Bên cạnh những khoản phí sinh hoạt cơ bản trên, bạn cũng sẽ phải chi trả cho một số phụ phí phát sinh như tiền điện nước, tiền gas, hay internet, phí vệ sinh,….

II. CHI PHÍ SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUSAN – HÀN QUỐC:

Tại Busan, cuộc sống không quá ồn ào hay náo nhiệt như ở thủ đô Seoul. Do vậy chi phí sinh hoạt cũng ở mức vừa phải và không quá đắt đỏ so với ở Seoul  

  1. Chi phí nhà ở:
  • Khoảng 180.000 – 300.000 KRW/ tháng/ phòng.
  • Hầu hết các trường đại học ở Busan đều có chung kiểu KTX: Tức là mỗi phòng sẽ ở được 2 đến 3 người. Trong phòng KTX mỗi người sẽ có 1 tủ, 1 giường, 1 bộ bàn ghế để học tập và 1 cáp internet miễn phí. Ngoài ra, mỗi tầng KTX được trang bị 1 bàn ủi quần áo và 1 máy giặt được dùng chung cho tất cả các phòng. Đương nhiên nhà vệ sinh sẽ được dùng chung cho từng tầng hoặc riêng cho từng phòng. Cùng với đó là trang bị bếp ăn để sinh viên quốc tế có thể chủ động nấu ăn theo ý mình.
  1. Chi phí đi lại:

Tại thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc, thì vấn đề giao thông công cộng rất tiện lợi. Phương tiện giao thông chủ yếu được du học sinh quốc tế lựa chọn là: Tàu điện ngầm và xe buýt bởi tính tiện lợi và chi phí phải chăng.

Thông thường khi tham gia loại giao thông này các du học sinh thường sử dụng thẻ giao thông. Loại thẻ này được bán tại các ga tàu điện ngầm hoặc trạm thẻ gần bến xe buýt. Mứ giá cả của các loại thẻ này dao động từ 2.000 won đến 6.000 won. Đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể nạp tiền vào thẻ theo mong muốn.

Ngoài ra, bạn có thể bắt taxi. Đương nhiên giá cả sẽ khác nhau tuy theo chất lượng và chắc chắn là cao hơn tàu điện ngầm hay xe buýt cụ thể là:

  • Taxi thường: Giá vé của loại taxi này trung bình khoảng 2,200 won/2km và bạn có thể đón taxi này tại ngoài đường hay trạm chờ xe taxi
  • Taxi cao cấp: Giá vé của loại taxi này trung bình khoảng 4,500 won/3km và bạn có thể gọi xe bằng dùng dịch vụ điện thoại miễn phí hoặc trả bằng thẻ tín dụng. Đương nhiên, những loại xe cao cấp này thường ở các khu vực khách sạn hoặc sân bay…

  1. Chi phí ăn uống:

Trung bình mức chi phí đó khoảng từ 200.000 – 300.000 WON. Nếu bạn tự đi chợ và tự nấu ăn thì khoảng 150.000 - 200.000 WON

  1. Chi phí liên lạc:

Hàn Quốc có 3 nhà mạng chính là: SKT, LG, KT. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn đăng ký sim trả trước hoặc trả sau.

  • Với thuê bao trả trước: Thẻ nạp khoảng 10.000won/1 tháng để duy trì tình trạng hoạt động của thuê bao. Với thuê bao trả sau (tùy nhà cung cấp và gói thuê bao): Ví dụ với SK, gói cơ bản 12.000won/1 tháng.
  • Nếu bạn mới sang Hàn hoặc chưa dùng điện thoại có thể sử dụng điện thoại công cộng. Bạn có thể sử dụng dịch vụ công cộng này rất dễ dàng bởi người Hàn bố trí các bốt điện thoại tại rất nhiều vị trí công cộng như: sân bay, bến xe bus, ga tàu điện ngầm…
  1. Chi phí bảo hiểm:

Ngoài những chi phí về học phí, ăn uống. nhà ở đi lại ra thì du học sinh sẽ phải mất thêm chi phí cho bảo hiểm y tế khoảng từ 180.000 - 220.000 WON/ năm tức 3,8 triệu đến 4,5 triệu VNĐ/ năm.

  • Thống kê chi phí của hai thành phố:

Nhìn chung ở Busan và Seoul sẽ có mức sinh hoạt chênh lệch nhau không quá nhiều. Bạn tham khảo bảng thống kê dưới này nhé:

Loại chi phí (KRW/tháng)

Seoul

Busan

Chi phí thuê chỗ ở

180.000 – 500.000 KRW

180.000 – 300.000 KRW

Chi phí đi lại

50.000 KRW

30.000 KRW

Chi phí ăn uống

220.000 – 450.000 KRW

200.000 – 300.000 KRW

Chi phí mua sắm

100.000 KRW

100.000 KRW

Tổng cộng

550.000 – 1.100.000 KRW

510.000 – 730.000 KRW

Bảng trên là số liệu chúng tôi tìm hiểu từ một số du học sinh, số liệu sẽ không đúng hoàn toàn. Bởi thông thường mỗi người sẽ có một mức sống và chi tiêu khác nhau tùy vào điều kiện của mỗi người...

Để được tư vấn miễn phí về du học HÀN QUỐC vui lòng liên hệ:

DU HỌC KNET SÀI GÒN - DUHOCKOREA.NET

Trụ sở TP.HCM : Số 1, Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình

Trung tâm đào tạo (TP.HCM): Số 6, Phan Đình Giót, Phường 2, Quận Tân Bình

Văn phòng Cần Thơ: Số 40 đường B30 KDC 91B, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều

TƯ VẤN KHU VỰC MIỀN NAM - TP. HCM

Đan Mi: 0914 474 648 (Zalo)

Vi Vi: 0362 892 032 (Zalo)

Thanh Việt: 0346 515 751 (Zalo)

Linh Hương: 0374 286 091 (Zalo)

Trinh Nguyễn: 0901 036 274 (Zalo)

TƯ VẤN KHU VỰC MIỀN TÂY - CẦN THƠ

Chánh Tín: 0948 237 249 (Zalo)

Chánh Quy: 0946 237 249 (Zalo)

< Trở lại